Các cầu thủ tham gia thi đấu trên sân đều phải tuân thủ những quy tắc nhất định. Luật treo giò có những hình phạt được đưa ra nhằm giúp các cầu thủ hạn chế hành vi xấu, giữ gìn sự trong sạch và fair-play cho môn thể thao Vua. Hôm nay, hãy cùng jeffersonfriedman.com tìm hiểu kỹ hơn về luật treo giò trong bóng đá nhé!
I. Luật treo giò là gì?
Luật treo giò là khi cầu thủ bóng đá thực hiện hành vi vi phạm lỗi, được định hình theo thẻ vàng và thẻ đỏ mà trọng tài chính đưa ra.
Mức hình phạt mà trọng tài sẽ là tiêu chí để quy định mức án treo giò mà các cầu thủ sẽ phải nhận được là bao lâu. Thời gian sẽ dài hơn nếu mức độ phạm lỗi nghiêm trọng còn ngắn nếu mức phạm lỗi nhẹ.
Các cầu thủ khi tham gia thi đấu trên sân đều phải tuân thủ những quy tắc nhất định. Điều này bắt buộc cầu thủ phải thi đấu một cách nghiêm túc, fair play, không có những hành vi vượt quá tiêu chuẩn khi tham gia thi đấu ở môn thể thao Vua.
Trong bóng đá, hình thức phạt treo giò cũng được áp dụng dựa trên vi phạm của cầu thủ, và có các biểu hiện kỷ luật khác nhau.
Thông thường, các cầu thủ sẽ bị chịu án phạt thẻ vàng/ thẻ đỏ cho những hành vi phạm lỗi với đối thủ, khiêu khích đối phương, phản ứng với trọng tài. Thậm chí nếu ăn mừng bàn thắng một cách thái quá, bạn cũng có thể phải nhận án phạt từ trọng tài.
Nói ngắn gọn, treo giò là hình thức kiểm điểm những sai lầm mà một cầu thủ nào đó phạm phải khi tham gia chơi bóng. Án treo giò sẽ cấm cầu thủ đó thi đấu trong một thời gian cụ thể. Thời gian sẽ tùy thuộc vào các thi đấu trong một trận đấu tiếp theo.
Với các lỗi nhẹ, thường sẽ có cảnh cáo và bị cấm thi đấu 2-3 ngày. Còn với các lỗi với mức độ nghiêm trọng hơn, án phạt treo giò có thể kéo dài từ vài năm đến việc bị cấm tham gia hoạt động trong ngành bóng đá mãi mãi.
Một hình phạt treo giò bình thường sẽ được đưa ra với 3 mục tiêu chính đó là: ngăn chặn các hành vi tương tự xảy ra, trừng phạt người vi phạm, và cuối cùng là đảm bảo lợi ích cho người bị hại.
Án treo giò được hình thành từ khá lâu. Chúng được liên đoàn bóng đá Thế giới quy định và ban hành. Mặc dù nhiều năm trở lại đây án treo giò cầu thủ có sự thay đổi đôi chút. Trong đó có thể nhắc đến luật treo giò tại World Cup 2022, FIFA đã có một số thay đổi nhỏ trong luật. Cụ thể, các cầu thủ sẽ được xóa thẻ kể từ vòng bán kết để không phải vắng mặt ở chung kết nếu đã nhận đủ số thẻ vàng.
II. Có những luật treo giò cơ bản nào?
1. Vi phạm luật về phạm lỗi
Nếu một cầu thủ phạm một lỗi nghiêm trọng trong trận đấu, ví dụ như cố tình triệt hạ, phạm lỗi khi đá vào chân đối thủ. Hoặc cố tình sử dụng tay để chặn đường bóng, trọng tài có thể quyết định đuổi cầu thủ đó khỏi sân và treo giò. Nếu cầu thủ vô tình chạm tay vào bóng, nhưng nếu đường bóng đó có thể dẫn đến bàn thắng, cầu thủ cũng có nguy cơ bị đuổi khỏi sân.
2. Vi phạm luật về thẻ phạt
Nếu một cầu thủ đã nhận hai thẻ vàng trong một trận đấu, hoặc một thẻ đỏ trực tiếp, cầu thủ sẽ bị treo giò và phải rời sân ngay lập tức.
3. Không đáp ứng yêu cầu của trọng tài
Nếu một cầu thủ không tuân thủ yêu cầu của trọng tài, ví dụ như không trả bóng cho đối thủ trong một tình huống fair-play, hoặc không giữ khoảng cách đúng đắn khi đối thủ thực hiện quả phạt đền, trọng tài có thể quyết định treo giò cầu thủ đó.
III. Những án treo giò nổi tiếng
1. Luis Suárez (Uruguay)
Tại World Cup 2014, trong trận Uruguay gặp Italy do quá khó chịu với sự “chăm sóc” của Chiellini bên phía Italy mà bản tính quỷ dữ của Suarez tăng lên, cầu thủ này đã nhảy vào cắn Chiellini và bị cấm thi đấu chính thức 4 tháng.
Sau này, anh cũng được nhiều cổ động viên ưu ái gọi là “Su Thỏ” bởi hành động cắn người chưa từng có tiền lệ của môn thể thao Vua này.
2. Eric Cantona (Man Utd)
Năm 1995, siêu sao bóng đá người Pháp Eric Cantona làm chấn động làng bóng đá Anh cũng như toàn thế giới với hành vi phi thể thao, khiến anh chịu án phạt nghiêm khắc.
Chỉ ít phút sau khi bị đuổi khỏi sân Selhurst Park vì phạm lỗi thô bạo, cầu thủ này đã tung cú đá vào một cổ động viên Crystal Palace trên sân. Cho đến nay, đó vẫn được xem là một trong những khoảnh khắc khiến nhiều người không dám quên của làng thể thao.
Với hành động này, anh bị cấm thi đấu 8 tháng và nộp 10.000 bảng và 120 giờ lao động công ích.
3. Cố huyền thoại Diego Maradona
Chắc hẳn với những người đam mê bóng đá sẽ không thể nào ngờ được mức án phạt treo giò lâu nhất trong lịch sử môn thể thao Vua này thuộc về cố huyền thoại Diego Maradona.
Năm 1991, cầu thủ Argentina đã bị treo giò tới 15 tháng do bị phát hiện dương tính với chất cấm, cụ thể là cocaine. Đến năm 1994, ông tiếp tục nhận án phạt như trên do bị phát hiện dương tính với ephedrine, một chất cấm liên quan đến ma túy.
Tại Việt Nam, luật treo giò trong bóng đá cũng được thực hiện một cách nghiêm túc để răn đe, cảnh cáo những cầu thủ có những hành động vượt mức cho phép.
Gần đây nhất, có thể kể đến hành động hành hung trọng tài mới đây của trung vệ Ngô Anh Vũ của Bình Thuận đã bị VFF đưa ra án phạt treo giò 2 năm.
Năm 2007, lịch sử bóng đá Việt Nam cũng ghi nhận vụ việc gây rúng động dư luận. Cụ thể, 7 cầu thủ Việt Nam bị cáo buộc nhận số tiền 82.000 USD để tìm cách bảo vệ cách biệt chiến thắng của Đội tuyển Việt Nam trước Myanmar ở mức tối thiểu 1-0.
Chính bởi hành vi bán độ gây ảnh hưởng nghiêm trọng này, 7 tài năng của bóng đá Việt Nam lúc bấy giờ đã bị phạt tù và bị treo giò với án phạt lên đến hàng năm.
IV. Tổng kết
Treo giò là một hình thức phạt nghiêm trong bóng đá. Việc treo giò có thể ảnh hưởng đến kết quả của trận đấu, cũng ảnh hưởng đến hình ảnh, sự nghiệp của cầu thủ bị treo giò. Do đó, mỗi người khi bước lên sân cần phải chơi đúng luật lệ và tuân thủ quy tắc của trò chơi để tránh bị treo giò.