Luật bàn thắng vàng là gì? Tại sao bị bãi bỏ

Bàn thắng Vàng là thứ từng khiến không ít các đội bóng phải gục ngã đau xót trước ngưỡng cửa thiên đường. Ở bài viết này, cùng jeffersonfriedman.com tìm hiểu xem luật bàn thắng Vàng là gì nhé!

I. Bàn thắng vàng là gì?

Bàn thắng vàng có tên tiếng Anh là golden goal. Đây là bàn thắng được thực hiện trong khoảng thời gian hiệp phụ tại một trận đấu bóng đá. Khi có bàn thắng vàng thì trận đấu được dừng lại ngay và chiến thắng thuộc về đội có bàn thắng vàng. Đến nay, luật bàn thắng Vàng không được áp dụng tại các giải thi đấu bóng đá chuyên nghiệp nữa.

Khi có bàn thắng vàng thì trận đấu được dừng lại ngay và chiến thắng thuộc về đội có bàn thắng vàng

II. Luật bàn thắng Vàng là gì?

Thông thường, tính chất của một trận đấu buộc phải tìm ra đội chiến thắng sẽ trải qua hai hiệp thi đấu chính thức kéo dài 90 phút, 2 hiệp phụ kéo dài 30 phút trước khi bước đến loạt đá luân lưu cân não. Luật bàn thắng vàng là trong quãng thời gian thi đấu hiệp phụ, bất cứ đội nào ghi bàn thắng thì trận đấu sẽ kết thúc ngay lập tức và đội ghi bàn trở thành đội chiến thắng. Bàn thắng được ghi ở thời điểm đó được gọi là bàn thắng Vàng.

Luật bàn thắng vàng là trong quãng thời gian thi đấu hiệp phụ, bất cứ đội nào ghi bàn thắng thì trận đấu sẽ kết thúc

III. Lịch sử luật bàn thắng Vàng 

Mặc dù luật bàn thắng vàng đã được sử dụng trong các giải bóng đá chuyên nghiệp Bắc Mỹ ngay từ những năm 1970, thuật ngữ bàn thắng vàng chỉ được liên đoàn bóng đá thế giới áp dụng vào năm 1993 mà thôi. 

Đây là luật không bắt buộc và các giải đấu thi đấu hiệp phụ có thể lựa chọn có hoặc không để áp dụng luật này. 

EURO năm 1996 chứng kiến năm đầu tiên luật bàn thắng vàng được áp dụng. Khi luật “bàn thắng vàng” ra đời, UEFA hy vọng nó sẽ giúp các trận bóng đá trở nên kịch tính hơn. Cúp MLS cũng áp dụng cùng thời điểm năm đó. World Cup 1998 trên đất Pháp sau đó được FIFA chính thức áp dụng.

Khi luật “bàn thắng vàng” ra đời, UEFA hy vọng nó sẽ giúp các trận bóng đá trở nên kịch tính hơn

Bàn thắng vàng đầu tiên được ghi vào ngày 13 tháng 3 năm 1993 bởi Úc trước Uruguay trong trận tứ kết của giải vô địch trẻ thế giới. Trận chung kết giải đấu lớn đầu tiên được quyết định bởi bàn thắng như vậy là  Cúp liên đoàn bóng đá 1995, nơi mà câu lạc bộ Brimming ham City đánh bại Carlisle United với tỷ số 1–0 nhờ bàn thắng của cầu thủ Paul Tait. 

Mặc dù bóng đá thế giới đã chứng kiến không ít khoảnh khắc cảm xúc khi bàn thắng Vàng được ghi nhưng đa phần nó đều không nhận được nhiều sự ủng hộ của các chuyên gia và người hâm mộ. Chính vì thế mà tháng 2 năm 2004, ủy ban bóng đá quốc tế đã thông báo kể từ sau Euro 2004, luật bàn thắng Vàng sẽ bị loại bỏ khỏi luật thi đấu bóng đá. Chính vì thế mà liên đoàn bóng đá thế giới đã khôi phục các quy tắc ban đầu gồm: trong trường hợp trận đấu hòa sau 90 phút chính thức, hai hiệp phụ kéo dài 15 phút mỗi hiệp được diễn ra. Nếu tỷ số vẫn bằng nhau, đội chiến thắng được quyết định bằng loạt đấu súng 11m. 

IV. Mặt trái của luật bàn thắng Vàng

Sau quãng thời gian tồn tại của mình, luật bàn thắng Vàng đã tác động đến rất nhiều trận đấu và làm thay đổi cục diện của thế giới bóng đá trong nhiều năm. Hành trình Đức lên ngôi tại EURO 1996 khi giành chiến thắng trong nhiều trận đấu knock out, Pháp đăng quang ở EURO 2000 nhờ bàn thắng vàng của Trezeguet vào lưới Italy, và Liverpool đoạt Cúp UEFA 2001 đều được hưởng lợi rất nhiều từ luật bàn thắng Vàng mà nên. 

Trái ngược với sự vỡ òa của đội bóng ghi bàn là sự ăn năn, hối hận và thất vọng tột độ của kẻ thất bại. Đó là cảm xúc ám ảnh nhất, được ví như “cái chết bất ngờ” khiến nhiều người không thể nào quên được. Và rồi những suy nghĩ, sự cảm xúc, dằn vặt đeo bám các cầu thủ: “Nếu như ở tình huống đó, mình làm tốt hơn thì mọi chuyện đã khác”. 

Và không phải ngẫu nhiên mà luật bàn thắng lại bị loại bỏ bởi nó tồn tại nhiều mặt trái. Rất nhiều đội bóng đã bị cướp đi thành quả một cách bất công, thậm chí là có phần trắng trợn trong giây lát bởi chỉ một sai lầm của mình. Đau đớn hơn là họ không có cơ hội để sửa chữa sai lầm đó. Chỉ một khoảnh khắc lơ đễnh, họ phải chịu thất bại, bất chấp màn trình diễn trước đó xuất sắc đến nhường nào.

luật bàn thắng Vàng đã tác động đến rất nhiều trận đấu và làm thay đổi cục diện của thế giới bóng đá trong nhiều năm

Luật bàn thắng Vàng vô tình khiến các đội bóng mang trong mình tâm thế dè chừng, ái ngại, không dám chơi tất tay bởi tâm lý sợ bị thủng lưới. Như vậy, trái với kỳ vọng ban đầu, cục diện của các hiệp phụ thời “bàn thắng vàng” thường không hấp dẫn và thiếu quyết liệt hơn bình thường. 

Sau luật bàn thắng Vàng, luật bàn thắng bạc cũng được ra đời. Luật bàn thắng bạc thực hiện trong tình huống khi kết thúc một hiệp phụ, đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn sẽ thắng và trận đấu sẽ kết thúc ngay trong hiệp phụ đó.

Mặc dù luật bàn thắng bạc ít khắc nghiệt hơn nhưng nó cũng bị khi trừ sau chưa đầy một năm được liên đoàn bóng đá châu Âu áp dụng. 

Đối với người hâm mộ bóng đá Việt Nam, hẳn chưa thể nào quên được bàn thắng của hậu vệ trái Nataporn Phanrit (U23 Thái Lan) trong trận chung kết SEA Games 22 vào tháng 12/2003. Pha lập công ghi dấu bàn thắng vàng được thực hiện ngay ở phút thứ 6 của hiệp phụ thứ nhất, buộc U23 Việt Nam chịu thua cay đắng trước người Thái trên chính sân nhà Mỹ Đình. 

V. Tổng kết

Đọc đến đây thì bạn cũng hiểu được luật bàn thắng Vàng là gì rồi chứ? Có thể nói đã gần 20 năm kể từ thời điểm liên đoàn bóng đá thế giới bãi bỏ luật bàn thắng Vàng nhưng những dư âm về “cái chất bất ngờ” vẫn còn văng vẳng trong tâm trí của rất nhiều người hâm mộ môn thể thao Vua. Mong là sau khi đọc bài viết này, bạn đã nắm được cho mình nhiều kiến thức hữu ích nhé. 

Comments are closed.