Thai lưu là gì? Dấu hiệu thai lưu mà mẹ bầu cần cảnh giác

Thai lưu là điều khiến mẹ bầu nào cũng cảm thấy đau lòng. Tuy nhiên, đây cũng là tình trạng rất nguy hiểm đối với sức khỏe của người mẹ. Hầu hết, những dấu hiệu của thai lưu thường không rõ ràng nhưng mẹ bầu vẫn có thể nghi ngờ nếu cơ thể có các biểu hiện khác thường. Dưới đây là những kiến thức giúp bạn hiểu rõ thai lưu là gì, dấu hiệu nhận biết thai lưu. Hãy cùng jeffersonfriedman.com theo dõi để có được thông tin cần biết nhé.

I. Thai lưu là gì?

Lưu thai là gì

Thai lưu là tình trạng thai nhi chết sau tuần thứ 20 của thai kỳ

Thai lưu là tình trạng thai nhi chết trước hoặc trong khi sinh, sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Hầu như phụ nữ có thai lưu sẽ có được đứa con khỏe mạnh trong thai kỳ tiếp theo.
Thai lưu được phần theo độ tuổi như sau:
  • Thai lưu sớm: khi thai nhi mới đạt từ 20 đến 27 tuần tuổi
  • Thai lưu muộn: khi thai nhi từ 28 đến 36 tuần tuổi
  • Thai lưu trong thời điểm từ tuần thứ 37 trở lên hoặc trong quá trình sinh.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, rất khó để tìm ra nguyên nhân gây ra thai lưu nhưng chủ yếu do các yếu tố sau:
  • Thai nhi tăng trưởng kém sẽ có nguy cơ tử vong cao và gặp nhiều biến chứng trong thai kỳ cũng như trước, sau khi sinh.
  • Dị tật bẩm sinh: thai nhi có hoặc không có sự bất thường về nhiễm sắc thể.
  • Dây rốn bất thường: tình trạng dây rốn ra khỏi âm đạo trước khi em bé được sinh ra đã ngăn chặn quá trình cung cấp oxy trước khi em bé có thể tự thở. Theo đó, dây rốn có thể quấn chặt chân, tay hoặc cổ em bé trước khi sổ thai.
  • Người mẹ mắc những bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường. Bên cạnh đó, mẹ có tuổi mang thai cao, béo phì, nhiễm độc thai nghén, đa thai… cũng làm tăng tỷ lệ thai lưu
  • Nhau thai, nguồn nuôi dưỡng thai nhi có sự bất thường. Tình trạng nhau thai tách thành tử cung quá sớm.

II. Dấu hiệu nhận biết thai lưu

Để có thể chẩn đoán và nhận biết đúng thai lưu, mẹ bầu cần phải kiểm tra nhịp tim thai hoặc siêu âm tim thai. Thực tế, nếu thai lưu xảy ra khi thai nhỏ thì mẹ bầu rất khó nhận biết bởi những biểu hiện không rõ ràng. Vậy nên, ngoài việc hiểu được thai lưu là gì, bạn cũng cần lưu ý một số dấu hiệu như sau:

1. Chảy máu âm đạo

Bởi vì thai phụ thường chảy máu âm đạo tại một số thời điểm nhất định khi mang thai nên nhiều người rất chủ quan với hiện tượng nay. Thế nhưng, chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu của thai lưu mà mẹ bầu cần phải lưu ý.
Thai lưu dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tử cung, làm vỡ nước ối và chảy máu âm đạo.

2. Các chuyển động thai giảm đột ngột

Mẹ bầu cần phải theo dõi sự chuyển động của thai nhi, đăc biệt là từ tuần tuổi 20 đến 36

Thông thường, khi thai nhi lớn hơn 20 tuần tuổi sẽ có những chuyển động trong bụng như đạp nên thai phụ có thể cảm nhận được điều này dễ dàng. Chuyện động ở mỗi thai nhi và các thời điểm của thai kỳ sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh.
Từ tuần tuổi 20 đến khoảng 36 tuần thì chuyển động của thai thường tăng dần, sau đó sẽ giữ nguyên cho đến khi sinh. Vì thế, thai phụ có thể kiểm tra chuyển động của thai có bình thường hay không bằng việc đếm số lần thai đạp vào cùng thời điểm trong ngày.
Nếu bạn không cảm nhận được bất cứ chuyển động nào của thai nhi hoặc chuyển động giảm đáng kể thì đây có thể là dấu hiệu của thai lưu và cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

3. Đau bụng nhẹ đến nặng

Hiện tượng đau bụng cũng thường xuất hiện ở thai phụ bị thai lưu, nhất là khi thời gian thai lưu lâu và xuất hiện tình trạng nguy hiểm như nhiễm trùng…
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể gặp một số triệu chứng như đau lưng dữ độ, sốt cao, chóng mặt… Tuy nhiên, những dấu hiệu này không phải lúc nào cũng cho biết đó làthai lưu, có thể là do bệnh lý hoặc những triệu chứng khác của thai kỳ.

III. Cần làm gì khi phát hiện thai lưu

Thực tế có rất nhiều chị em đã phải đối mặt với tình trạng thai lưu, đây được xem là cú sốc lớn khiến tình thần của họ bị ảnh hưởng trong thời gian dài. Thế nhưng, mẹ bầu và gia đình vẫn cần ổn định tâm lý và cần đưa thai ra ngoài an toàn.

1. Nếu thai còn nhỏ

Nếu thai nhỏ, khi siêu âm không thấy tim thai hoặc nhịp tim thai, để chắc chắn thai lưu, bác sẽ sẽ hẹn thai phụ tái khám sau khoảng 3-7 ngày.

2. Nếu thai lớn

Gia đình cần có sự quan tâm đặc biệt đến sản phụ không may bị thai lưu

Việc đưa thai lớn bị thai lưu ra ngoài gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm cho mẹ bầu. Vì thế, khi đã chẩn đoán chắc chắn, mẹ bầu cần kiểm tra các vấn đề liên quan như bệnh lý mạn tính, nhóm máu, chức năng đông máu… Bên cạnh đó, bác sĩ cũng tư vấn, giải thích để thai phụ và gia đình ổn định tâm lý.
Với thai lưu, bác sĩ sẽ luôn ưu tiên để mẹ bầu có thể sinh thường, không can thiệp bằng thuốc hoặc những biện pháp đẩy sinh. Chỉ trong trường hợp thai lưu có kích thước lớn hoặc điều kiện sức khỏe của người mẹ không cho phép thì mới can thiệp bằng phương pháp mổ lấy thai.
Nhìn chung, thai lưu thường ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ bầu, vì thế cần ưu tiên lấy thai ra càng sớm càng tốt, đồng thời cần thực hiện các biện pháp kiểm tra, phòng ngừa nhiễm trùng, tổn thương tử cung. Hơn thế, thai phụ gặp phải tình trạng thai lưu đều cảm thấy đau buồn, tâm lý bị ảnh hưởng nên gia đình cần ở bên cạnh để giúp họ vượt qua.
Hy vọng qua những thông tin cung cấp trên đây, bạn đã hiểu được thai lưu là gì, dấu hiệu nhận biết và các biện pháp xử lý phù hợp. Mon rằng bài viết sẽ giúp các mẹ bầu đã trải qua giai đoạn khó khăn này có được kiến thức hữu ích để có kỳ thai an toàn, khỏe mạnh.

Comments are closed.